Sau khi đã tìm hiểu cấu trúc cơ bản của người que ở bài trước, chúng ta tiến hành vẽ cột sống, đầu và chi dưới của người que qua các bước như sau:
1. Cột sống
Vẽ một đường thẳng đứng với chiều dài vừa phải, đây sẽ là cột sống của người que.
Tất nhiên, mỗi người que có một loại cột sống khác nhau, và cột sống không nhất thiết phải là một đường quá thẳng.
2. Đầu
Vẽ đầu hình tròn
Cũng như cột sống, đầu không bắt buộc phải có dạng hình tròn tuyệt đối. Nó có thể hơi méo mó như dưới đây:
Người que không chân chuyển động bằng cách lướt trong không gian. Thực hành những tư thế đơn giản này trước khi làm cho chúng trở nên phức tạp hơn.
3. Chi dưới
Người que không chân trông giống cá hơn là người. Hãy điều chỉnh lại.
Bước 1: Vẽ một chân.
Bước 2: Vẽ tiếp chân thứ hai ở bên kia.
Bước 3: Vẽ bàn chân
Tuy nhiên, người que này sẽ khó đứng vững nếu chân không chạm đất. Vì vậy, chúng ta cần vẽ thêm bàn chân.
3.1. Ngón chân
3.2. Gót chân
3.3. Mắt cá
Mặt trước (2) và mặt sau (3) cấu trúc bàn chân.
Vẽ bàn chân cho người que.
Bước 4:
Chân vẫn chưa vẽ xong. Chúng quá thẳng! Làm sao mà di chuyển được với đôi chân như thế?
Để người que có khả năng chuyển động, chúng ta cần vẽ thêm khớp xương vào các chi dưới.
4.1.Hông
4.2.Đầu gối
4.3.Mắt cá chân và ngón chân
Mỗi khớp xương có phạm vi chuyển động riêng.
Trên thực tế, phạm vi chuyển động của khớp còn tùy thuộc vào độ mềm dẻo của mỗi người.
Cột sống cũng có thể sử dụng khớp hông:
Vấn đề là một khớp xương không thể xử lý ba chuyển động khác nhau cùng một lúc. Làm thế nào tạo ra tư thế như trong hình dưới đây?
Chúng ta cần sử dụng hai khớp hông. Nhờ vậy, hai chân và cột sống sẽ có đủ phạm vi cử động cần thiết, và tư thế cũng trở nên vững vàng hơn. Lưu ý cả ba khớp xương chỉ còn một khi nhìn từ mặt bên.
Bước 5:
Tiếp tục tập luyện. Việc vẽ sẽ trở nên khó hơn rất nhiều ở các bước sau, nên tốt nhất là hãy tập luyện với các hình đơn giản ở các bước đầu để không bị rối.
Đón xem kì sau với bài hướng dẫn dạy vẽ người que - Vẽ chi trên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét