Bước 1:
Chúng ta cần vẽ phần ngực để đặt quả tim của nhân vật vào. Vẽ
hình oval giữa phần vai và khuỷu tay.
Bước 2:
Do phần lồng ngực có độ nặng, lại được đặt ở phần thân trên,
nên dễ làm cho cơ thể không vững. Cần điều chỉnh cột sống để nó tải bớt sức nặng
của phần này.
Vẽ một đường cắt ngang đường cong của lồng ngực, đó là xương
ức. Nó có diện tích mỏng, dẹt. nằm giữa hai bên ngực.
Bước 3:
Cánh tay sở dĩ có phạm vi chuyển động lớn là nhờ nó gắn vào
đai vai có cấu trúc vòng cung. Vai nối với xương bả vai và xương đòn. Xương đòn
nối với xương ức. Xương ức nối với xương ngực. Và xương ngực nối với cột sống.
Cột sống và ngực là cố định, nhưng cánh tay không nối trực tiếp với chúng, nên
nó cử động được.
Hãy xem phạm vi chuyển động của vai
Bước 4:
Phần chậu hông phía dưới phức tạp hơn một chút, nhưng cũng sẽ
không gây được khó khăn cho chúng ta. Vẽ mông theo dạng hình trái tim. Chúng có
hình giọt nước khi nhìn từ mặt bên.
Dựa vào tư thế của nhân vật để xác định vị trí phần này trên
cơ thể.
Vẽ thêm hình tròn ở giữa để biểu thị vùng chậu.
Điểm thêm “đôi cánh” để diễn tả mào chậu.
Bước 5:
Một cách cơ bản, người ta có đưa ra sự phân loại về hình
dáng của người nam và người nữ như sau : Nam vai rộng hông hẹp, nữ vai hẹp hông
rộng. Tuy nhiên, không phải tình huống nào cũng đúng như vậy. Một cách nói khác
có phần ổn thỏa hơn, đó là nếu tăng phần vai rộng hơn sẽ tạo ra độ nam tính
hơn, hoặc tăng phần hông rộng hơn sẽ tạo ra độ nữ tính hơn, bất kể nhân vật có
giới tính như thế nào.
Nếu muốn vẽ nhân vật chân thật, tự nhiên hơn, bạn không nên
sử dụng cùng một tỷ lệ vai/hông cho mọi nhân vật nam nữ.
Bước 6:
Cột sống nối với phần mông. Nếu loài người có đuôi, đuôi sẽ
mọc ra từ chỗ này.
Cột sống kém linh hoạt, thay đổi hình dáng không bao nhiêu
khi nhân vật cúi hoặc nghiêng người.
Cột sống cũng giới hạn
phạm vi chuyển động của hông.
Bước 7:
Đón xem kì sau với
bài hướng dẫn dạy vẽ người que - Vẽ phối cảnh và tỷ lệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét