Tôi có hay đùa về tầm quan trọng của phối cảnh đối với việc
vẽ người que. Trên thực tế, nó rất cần thiết. Và nó đơn giản hơn bạn tưởng nhiều.
Phối cảnh giúp nói lên tương quan vị trí của bạn với người que, ví dụ bạn đang
đứng trước hay đứng ngang nó.
Khi nói đến tỷ lệ, thì không có một tỉ lệ nào chuẩn làm cơ sở
cho những cái còn lại. Con người vốn dĩ có ngoại hình không ai giống ai, và tỷ
lệ trung bình thực chất không tồn tại. Thay vì ghi nhớ tất cả mọi tỷ lệ, bạn
hãy quan sát cơ thể của chính mình:
1. Bạn có thể đặt khuỷu tay ngay thắt lưng – khuỷu tay nằm
ngay dưới vùng ngực.
2. Bạn có thể nắm vai – cẳng tay dài gần bằng với cánh tay.
3. Khi đứng thẳng, bạn có thể chạm cổ tay vào đùi – cánh tay
dài hơn thân trên.
4. Bạn có thể che kín mặt bằng hai bàn tay – bàn tay lớn quá
nửa đầu.
5. Nếu gập người lại, bạn có thể chạm cằm vào đầu gối – đùi
ngắn hơn thân trên.
6. Bạn có thể ngồi lên gót chân – đùi và cẳng chân có độ dài
xấp xỉ nhau.
7. Với lưng giữ thẳng, bạn có duỗi cánh tay ra cỡ nào cũng
không thể tới gót chân – cánh tay ngắn hơn chân.
Chúng ta rất dễ quên những điều đã học hỏi được; vì vậy, hãy
dành thời gian thực hành!
Lời kết
Thông qua loạt bài học vẽ người que, bao gồm: Bài giới thiệu
cấu trúc cơ bản của người que, vẽ đầu, cột sống, chi trên, chi dưới, thân trên,
phối cảnh và tỷ lệ. Tôi hy vọng bạn sẽ bỏ qua cho các mánh khóe dụ dỗ của tôi để
dẫn dắt bạn đi qua hết các bước phức tạp hướng dẫn làm cách nào để vẽ một bộ
xương đơn giản. Tuy nhiên, cái bạn được hướng dẫn cũng chỉ là một hình que,
nhưng nó hữu dụng hơn người anh em bộ xương thật của nó rất nhiều.
Bây giờ bạn đã có thể bắt đầu vẽ dáng – một nền tảng cơ bản
khác của việc vẽ hình người. Nếu bạn sắp xếp thời gian 15 phút mỗi ngày để luyện
tập – thì tôi chúc mừng bạn, vì bạn đang trên đường tiến đến mục tiêu vẽ hình
người nhanh, động, chuẩn mà không cần có mẫu. Và tất cả là nhờ những hình người
que đơn giản như thế này.
BẬT MÍ BÍ MẬT cho bạn: Những môn học thú vị này đang được giảng
dạy trong khóa học vẽ truyện tranh, Phim hoạt hình và Thiết kế Game tại Viện
Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét