Bạn thích chơi game và có năng khiếu đồ họa? Có thể bạn sẽ gặp
không ít lời than phiền rằng game vô bổ, mất thời gian. Nhưng có bao giờ bạn
nghĩ rằng bạn có thể làm một công việc vừa kiếm được nhiều tiền mà vẫn thỏa mãn
được đam mê chơi game hay không?
Thiết kế Game là một nghề hot hiện nay (Ảnh: Internet)
Thiết kế game (Game Design) sẽ là một nghề phù hợp với bạn.
Thiết kế Game là một nghề hot hiện nay (Ảnh: Internet)
Thiết kế game (Game Design) sẽ là một nghề phù hợp với bạn.
Hiện nay, khái niệm thiết kế game vẫn còn khá mới mẻ ở nước
ta. Công việc của những người lên ý tưởng và thiết kế game được xem là công việc
thầm lặng phía sau thành công của một sản phẩm game ra mắt.
Thiết kế game được hiểu đơn giản là lên những ý tưởng cho
game bao gồm viết những bản mô tả về game: game này là game gì, cách chơi ra
sao, nhân vật trong game như thế nào…Nghề này đòi hỏi người thực hiện phải cân
bằng giữa tính sáng tạo và tính thực tế để thiết kế được một game hay mà mọi
người đều thích. Tính thị hiếu và tâm lý người sử dụng đặt ra vấn đề bức thiết
và động lực để họ không ngừng hoàn thiện sản phẩm.
Theo đó, có sự khác biệt rất lớn giữa những người thiết kế
game và những game thủ. Khác biệt chủ yếu có lẽ là ở tâm trạng và cách chơi. Bạn
chơi game để giải trí, bạn chỉ lựa chọn game mình yêu thích nhất, một khi không
thích nữa thì ngừng chơi. Nhưng những nhà thiết kế game thì khác, ngoài việc
chơi game ra, họ còn phải tìm hiểu đâu là ưu điểm, đâu là khuyết điểm trong thiết
kế, bản thân họ có đủ khả năng chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn không và chỉnh sửa
như thế nào? Một khi sống với nghề thiết kế game, sự hứng thú với công việc rất
cần thiết và quan trọng là phải biết cách nuôi dưỡng hứng thú đó.
Đây là nghề “vừa làm vừa chơi” (Ảnh: Internet)
Vì vậy, muốn gắn bó với nghề thật sự cần “dấn thân”, biết
chơi game và biết làm mới nó. Đây là nghề “vừa làm vừa chơi” nhưng lại không hề
dễ “chơi”.
Nghề hấp dẫn nhưng nhiều thách thức
Nghề thiết kế game gần đây “hot” hơn bao giờ hết và được ví
là nghề “hái” ra tiền vì mức lương khủng cũng như khoản tiền lợi nhuận khổng lồ
thu được khi phát hành sản phẩm. Nếu sản phẩm của họ gây chú ý trên thị trường
họ sẽ được công ty quan tâm và thưởng đãi hậu hĩnh. Vấn đề đặt ra là để có thu
nhập cao, bạn phải là người có tài năng thật sự. Nhiều suy nghĩ đơn giản cho rằng
thiết kế game chỉ là một khâu sáng tạo khi đã có chút kĩ năng đồ họa, thiết kế.
Nhưng thực tế, nghề phát triển và thiết kế game xoay quanh
nhiều môn học, ví dụ như biên tập màn chơi (level editing), tạo hình
(modeling), dựng chuyển động (animating), lập trình, kỹ thuật phần mềm và âm
thanh. Một trò chơi cốt lõi cũng giống như một phần mềm cao cấp. Những người
tham gia phát triển trò chơi phải có kiến thức cực kỳ chuyên sâu về lĩnh vực của
mình( lập trình, đồ họa…)
Năm 2013, Việt Nam lọt vào top 25 quốc gia có doanh thu game
cao nhất thế giới (Ảnh: Internet)
Nếu có dịp ghé thăm phòng làm việc của các công ty như
Gameloft VN, GlassEgg, Sáng Tạo, VNG…các bạn trẻ chắc chắn sẽ bị “choáng ngợp”
bởi những trang bị máy tính, công nghệ với tốc độ xử lý cực cao, kỹ thuật tối
tân….Hiện nay các công ty game đều có nhu cầu tuyển Game Developer - GD (nhà
phát triển game) và thường xuyên nhận hồ sơ tìm việc. Ông Phùng Việt Hưng –
giám đốc Gameloft cho biết mỗi tháng công ty tuyển chừng 10 – 15 lập trình game
nhưng thường là cung không đủ cầu. Quy trình tuyển dụng chung của các công ty
là ứng viên nộp hồ sơ, qua được vòng hồ sơ sẽ làm các bài kiểm tra kỹ thuật
liên quan từng lĩnh vực. Những người qua vòng kiểm tra sẽ được phỏng vấn để tuyển
dụng chính thức.
Thu nhập của GD thường cao hơn so với công việc làm phần mềm
thông thường. “Mức lương khởi điểm của một GD có thể là 5 - 6 triệu đồng/
tháng” - Ung Hoàng Việt, giám đốc sản xuất của Sáng Tạo cho biết. Còn theo một
nhà quản lý khác: “Người ta chia công việc của GD theo các mức thấp, cao và hơn
nữa và lương cao có thể là 15 triệu đồng/tháng trở lên”
Nghề của cảm hứng và tính sáng tạo
Để có thể xây dựng được ý tưởng game hay và đủ tính táo bạo,
đột phá trong sản phẩm. Những người thiết kế game phải trang bị cho mình những
kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, tìm kiếm thật nhiều cảm hứng sáng tạo. Có
thể là những câu chuyện truyền thuyết, những bộ phim viễn tưởng, hoạt hình,
truyện tranh…
Sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế Game (Ảnh:
Internet)
Biến cảm hứng trở thành một trò chơi là cả một quá trình phức
tạp và không hề đơn giản. Ý tưởng có tính khả thi phải vượt qua những tiêu chuẩn
thực tiễn của công ty và yêu cầu của người sử dụng. Đam mê, sáng tạo và không
ngừng sáng tạo luôn là tiêu chí đầu tiên của những ứng viên có dự định học thiết
kế đồ họa, thiết kế game.
“Tất nhiên nghề nào cũng cần đam mê, nhưng với GD, dù làm việc
nhiều nhưng bạn luôn phải ở trong trạng thái phấn khích thì mới theo được. Có
những GD suốt ngày cứ vẽ xe hơi nên đâm ra chán rồi bỏ việc”, anh Minh Thông
cho biết. Một trong những tố chất cho một GD đó là tư duy kĩ thuật và logic bởi
lẽ hình ảnh của game đẹp hay xấu là phụ thuộc vào những chuyên viên thiết kế
này.
Học thiết kế game, thiết kế đồ họa ở đâu?
Hiện ở nước ta có khá nhiều trường đào tạo ngành công nghiệp
thiết kế game. Có thể kể đến Học viện CNTT NIIT, FPT Arena hay chương trình đạo
tạo thiết kế game của Viện Truyện Tranh và Phim Hoạt Hình Việt Nam bao gồm toàn
bộ quá trình từ khởi đầu cho đến khi ra đời một sản phẩm game hoàn chỉnh.
Gian tư vấn của CMA tại Ngày hội tuyển sinh 2014 thu hút sự
quan tâm của nhiều bạn học sinh (Ảnh: CMA)
Để trở thành những nhà thiết kế game nổi tiếng trong tương
lai, bạn sẽ phải rèn luyện rất nhiều kỹ năng ngoài tố chất sẵn có của bản thân.
Ở Việt Nam, ngành nghề này đang rất khan hiếm nhân lực. Thực sự khó có thể tìm
thấy những nơi đào tạo thiết kế game ngay cả trong hầu hết các trường đại học
Việt Nam. Nếu có niềm đam mê với game và công nghệ, tại sao bạn không thử tìm
hiểu những triển vọng phát triển nghề nghiệp của cá nhân bạn?
Phương Quỳnh - CMA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét